PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học:
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ “ BẢO VỆ HÒA BÌNH ”
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Mục tiêu chung:
Dạy học tích hợp liên môn xuất
phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải
yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi
giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học
sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy
học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn.
Mỗi một kiến
thức khoa học vốn không đơn lẻ mà luôn có sự gắn kết, bổ sung cho nhau. Vì vậy,
bản thân trong các môn học, nhất là các môn khoa học xã hội đã có sự tích hợp với
nhau. Khi kiến thức các môn học được tích hợp sử dụng trong một chủ đề thì sẽ đạt
được hiệu quả cao hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
a. Kiến thức:
HS hiểu được hòa bình là khát vọng
của nhân loại.
Hòa bình mang lại hạnh phúc cho con
người.
Hậu quả, tác hại của chiến tranh.
Trách nhiệm bảo vệ hòa bình, chống
chiến tranh của toàn nhân loai.
b. Kĩ năng:
Tích cực tham
gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ
chức.
Tuyên truyền
vận động mọi người tham gia vào các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa
bình.
c. Thái độ:
Quan hệ tốt với
bạn bè và mọi người xung quanh mình.
Biết yêu hòa
bình, ghét chiến tranh.
Góp phần nhỏ
tùy theo sức của mình để bảo vệ hòa bình và chống chiến tranh.
d. Định hướng phát triển năng lực:
Tự học, tự
nghiên cứu
Thảo luận
nhóm
Giải quyết vấn
đề, phân tích đánh giá các sự kiện.
e. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề bài học
đặt ra:
* Môn ngữ
văn:
- Vận dụng
môn ngữ văn lớp 9 ( tiết 7 – văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ” )
của nhà văn Mác-két để các em thấy được vì sao phải đấu tranh để có hòa bình, đồng
thời góp phần giáo dục cho học sinh giá trị của hòa bình để từ đó các em biết
yêu thích hòa bình và chán ghét chiến tranh.
* Môn lịch sử:
- Vận dụng kiến
thức môn lịch sử ở lớp 8 ( tiết 19- bài 13 “
Chiến tranh thế giới thứ nhât ”, tiết 30,31 – bài 21 “ Chiến tranh thế giới thứ hai ” ), kiến thức môn lịch sử lớp 9 (
tiết 35,36 – bài 27 “ Cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) ” tiết 45 – bài 29 “ Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu
nước ” ) để các em thấy được hậu quả
tàn khốc, đau thương của chiến tranh, từ đó các em sẽ biết trân trọng
hòa bình và góp phần công sức của mình để bảo vệ nền hòa bình của nước nhà nói
riêng và toàn thế giới nói chung.
* Môn địa lý:
- Từ đặc điểm
về dân cư và xã hội của các châu lục ( môn địa lí lớp 7, tiết 32,- bài 29 “ Dân cư, xã hội Châu Phi ” môn địa lí lớp
8, tiết 11 – bài 9 “ Khu vực Tây nam Á ”;
tiết 13 – bài 11 “ Dân cư và đặc điểm
kinh tế khu vực Nam Á ” để hiểu hơn vì sao ở những khu vực địa lí này lại
thường xuyên xảy ra chiến tranh, xung đột và nội chiến.
* Môn âm nhạc:
- Trong
chương trình âm nhạc lớp 7 ở tiết 9 – bài 3, các em được học bài hát “ Chúng em cần hòa bình ” của nhạc sĩ
Hoàng Lân và Hoàng Long. Với giai điệu vui tươi, chan hòa của bài hát để nói
lên mong ước hòa bình, chán ghét chiến tranh của trẻ em nói riêng và toàn nhân
loại nói chung.
3. Đối tượng và đặc điểm dạy học của bài học:
- Đối tượng:
Học sinh lớp 9A1; số lượng: 27 em.
- Đặc điểm:
Các em đã bước sang năm cuối của hệ THCS, cho nên về mặt kiến thức gần như các
em đã lĩnh hội được hết, các em đã phần nào biết vận dụng kiến thức của các môn
học khác nhau để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
4. Ý nghĩa của bài học:
Qua thực tế dạy
học, tôi thấy rằng việc dạy học đơn môn còn tồn tại một số hạn chế như là học
sinh ít có cái nhìn tổng quan, mối quan hệ giữa những kiến thức của các môn học;
cùng một kiến thức ấy nhưng phải học lại ở nhiều môn khác nhau nên học sinh dễ
sinh nhàm chán, không có hứng thú trong học tập.
Dạy học tích
hợp liên môn là một phương pháp dạy học mới và thể hiện nhiều ưu điểm. Trước hết
đối với học sinh, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động,
hấp dẫn đối với học sinh. Các em có cơ hội nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ
hơn, toàn diện hơn, phong phú hơn. Điều đó tạo ra ưu thế lớn trong việc tạo ra
động cơ, hứng thú học tập cho các em. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học
sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống
thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là
các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần
cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán,
vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức
tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo
viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến
thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể
khắc phục dần dần bởi hai lý do sau:
Thứ nhất:
Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy
những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về
những kiến thức liên môn đó.
Thứ hai: Với
việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là
người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, đánh giá, định hướng
hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ
môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong
dạy học.
Đối với bài
giảng “ Bảo vệ hòa bình ”, tôi nhận thấy rằng, dạy học giáo dục công dân thông
qua các tác phẩm văn học ( tích hợp giáo dục công dân với môn ngữ văn, môn lịch
sử, môn địa lí và môn âm nhạc ) qua các clip, hình ảnh về hậu quả của chiến
tranh, về các hoạt động bảo vệ hòa bình, qua các tư liệu mà các em tự tìm hiểu được
sẽ làm cho bài học trở nên gần gũi , sinh động, hấp dẫn. Nhờ vậy, việc giáo dục
thái độ sống yêu thương, chan hòa, đoàn kết, yêu hòa bình và chán ghét chiến
tranh cũng sẽ đến với các em một cách tự
nhiên và sâu sắc hơn.
Từ đó, tôi muốn
góp phần nhỏ bé của mình nhằm khắc phục một thực tế trong dạy học giáo dục công
dân hiện nay: một số giáo viên dạy học giáo dục công dân còn mang tính giáo điều,
không gắn liền với thực tế cuộc sống và nhiều học sinh học giáo dục công dân một
cách đối phó.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
5.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, SGV GDCD
lớp 9; Lịch sử lớp 8, 9; Địa lí lớp 7,8;
Âm nhạc lớp 7.
Hướng dẫn và
dạy HS học: ( tiết 35,36 – bài 27 “ Cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) ” tiết 45 –
bài 29 “ Cả nước trực tiếp chiến đấu chống
Mĩ cứu nước ” ) để phục vụ cho chủ đề - vì đây là những kiến thức các em
chưa được học ở học kì I lớp 9.
Tranh ảnh,
các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hòa bình.
Ví dụ về các
hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
Máy vi tính.
Máy chiếu đa
năng.
Hệ thống âm
thanh, loa đài, míc…
5.2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc bài trước
khi đến lớp
Trả lời các
câu hỏi trong SGK
Tìm hiểu về
tình hình biển đảo
Tìm hiểu các
hoạt động thực tế để bảo vệ hòa bình.
6. Hoạt động dạy học
và tiến trình dạy học:
6.1. Ổn định tổ chức lớp:
6.22. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn
bị bài mới của học sinh
6.3. Bài mới: Như các em đã biết nhân loại đã trải qua hai cuộc
chiến tranh thế gới tàn khốc. Vì vậy được sống trong hòa bình là ước vọng, là
khát khao của toàn nhân loại. và để có hòa bình chúng ta cần phải hành động để
“ Bảo vệ hòa bình ”. Đây chính là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức
bài học “ Hòa bình là gì? ”
- Mục tiêu: HS hiểu được
thế nào là hòa bình và giá trị của hòa binh đối với cuộc sống của con ngườ
- Hình thành năng lực: Nêu
vấn đề và giải quyết vấn đề, hợp tác, quan sát và sử dụng tranh ảnh để phục vụ
cho nội dung bài học
|
Hoạt động của giáo
viên
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
* GV chiếu những
hình ảnh về chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai?
Hình ảnh lính Pháp trong trận chiến ở VERDUN trong
CTTG thứ nhất
Hình ảnh quân Pháp quyết bảo vệ VERDUN trong CTTG thứ
nhất
Hình ảnh người Do thái bị quân Đức bắt giữ trong
CTTG thứ hai
* Tích
hợp môn Lịch sử lớp 8:
- Những hình ảnh
trên đã gợi cho em nhớ đến những cuộc chiến tranh lớn nào của nhân loại mà em
đã được học ở chương trình lịch sử lớp 8?
- Em hãy cho biết
hậu quả của hai cuộc chiến tranh này?
* GV chốt :
Nhân loại đã đi qua hai cuộc chiến tranh thế giới. và hôm nay nhân loại vẫn
đang phải tiếp tục đấu tranh để bảo vệ hòa bình trên thế giới.
*
Tích hợp với môn lịch sử lớp 9:
- GV chiếu các
hình ảnh về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ.
Quân ta kéo pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm
1954
Cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm Đờ-Cát năm 1954
Bệnh viện Bạch Mai bị bom Mĩ tàn phá năm 1972
Phố Khâm Thiên bị bom Mĩ đánh phá năm 1972
- Em biết gì về
các cuộc chiến tranh ở Việt Nam?
- Em có nhận
xét gì về hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
*
Tích hợp môn địa lý lớp 7 và lớp 8:
- GV chiếu clíp
về mười điểm nóng chiến tranh trên thế giới.
- Qua đoạn clip
trên em hãy cho biết tình trạng chiến tranh xung đột xảy ra chủ yếu ở khu vực
nào trên thế giới.( GV chiếu lược đồ các khu vực thường xảy ra chiến tranh để
HS trả lời kết hợp chỉ bản đồ ).
Lược đồ các điểm nóng chiến tranh và xung đột ở châu
Á
Lược đồ chiến tranh và nội chiến khu vực Trung Đông
* GV chiếu hình
ảnh trẻ em trong chiến tranh.
Trẻ em Việt Nam chạy trên đường Trảng Bàng – Tây
Ninh sau trận ném bom Na-pan của quân Mĩ
Cậu bé 5 tuổi bị thương trong cuộc nội chiến ở
Sy-ri-a
Cậu bé 2 tuổi Aylan
Kurdi chết trên bãi biển Thổ Nhĩ Kì khi chạy chốn khỏi cuộc nội chiến ở
Sy-r-ia
- Em có cảm nhận
gì về cuộc sống của trẻ em trong chiến tranh?
* GV chốt: Qua
những nội dung mà cô và các em đã tìm hiểu có thể thấy rằng chiến tranh chỉ
đem lại đau thương và mất mát. Vì vậy,
hòa bình là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn.
* GV yêu cầu HS
thảo luận:
- Thời gian: 3
phút
- Hình thức:
hai bàn một nhóm
- Câu hỏi: Hòa
bình là gì?
* GV mời đại diện
nhóm trình bày kết quả
* GV mời đại diện
nhóm khác nhận xét và bổ sung
* GV chốt và
ghi bảng.
* GV chuyển ý:
Hòa bình là điều tốt đẹp, là ấm no là hạnh phúc. Vậy chúng ta đã biểu hiện
tình yêu hòa bình như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta tiếp tục
tìm hiểu những nội dung tiếp theo của bài học.
|
- HS quan sát
hình ảnh.
- Trả lời: Cuộc
chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cuộc chiến
tranh thế giới
thứ hai hai hai (1939-1945)
- Trả lời: Gây
đau thương, tàn khốc cho nhân loại
- Quan sát
tranh ảnh.
- Quan sát
tranh ảnh
- Trả lời: Việt
Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp (1945-1954) và chống Mĩ
(1954-1975).
- Trả lời: Đâu
thương, chia ly và mất mát
- HS xem clip
- Trả lời kết hợp
với chỉ bản đồ: chủ yếu diễn ra ở khu vực Châu Á, Châu Phi đặc biệt là vùng
Trung Cận Đông.
- Quan sát
tranh ảnh
- Quan sát
tranh ảnh
- Nêu cảm nhận:
Trong chiến tranh trẻ em là người chịu tổn thương và thiệt thòi nhiều nhất
- Thảo luận
nhóm
- Đại diện nhóm
trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm
khác nhận xét và bổ sung
|
1.
Hòa bình là gi?
- Hòa bình là
không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Là mối quan hệ
hiểu biết tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa
con người với con người.
- Hòa bình
là khát vọng của toàn nhân loại.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức
bài học “ Biểu hiện của tình yêu hòa bình ”
- Mục
tiêu: HS biết và hiểu được những biểu hiện, những việc làm cụ thể của
tình yêu hòa bình.
-
Hình thành năng lực: Quan sát tranh ảnh để phục vụ nội dung bài học, biết
vận dụng kiến thức để liên hệ với thực tế cuộc sống.
|
Hoạt động của giáo
viên
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
*
Tích hợp với môn Lịch sử lớp 9:
* GV chiếu các
hình ảnh:
Lễ kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)
Lễ kí kết Hiệp định Pa-ri (1973)
Nhân dân Mat-xco-va biểu tình phản đối chiến tranh xâm
lược Việt Nam của Mĩ ( 2-8-1965)
Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam
* Những hình ảnh này đã nói lên điều gì?
* GV chốt: Đất
nước chúng ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Một mặt
chúng ta kiên quyết chiến đấu trên chiến trường, một mặt chúng ta cũng mở mặt
trận ngoại giao, đàm phán để tiến tới
kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong và tổn thất, và trên thực tế chúng
ta đã thành công trong Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và Hiệp định Pari 1973.
* GV chuyển ý:
Hiện nay, việc bảo vệ hòa bình vẫn đang được thực hiện đặc biệt là sự nỗ lực
không mệt mỏi của các nhà hoạt động, và các tổ chức tiến bộ trên thế giới.
* GV liên hệ thực
tế: ( HS đã được giao chuẩn bị bài từ trước ). Em biết gì về tình hình chủ quyền biển đảo của nước ta hiện
nay?
* GV: Em có nhận
xét gì về hành động này của Trung Quốc
*GV: Trước việc
làm đó của Trung Quốc, nhà nước và nhân dân ta đã có thái độ và việc làm như thế nào?
*GV: Em có nhận
xét gì về thái độ và việc làm của nhà
nước và nhân dân ta?
*GV chốt:
*
Tích hợp với môn âm nhạc lớp 7:
-
GV giao dự án: Ở bộ môn âm nhạc lớp 7 các em đã học bài hát nào về hòa
bình? Các em hãy cùng tập bài hát đó để thể hiện tình yêu và khát vọng hòa
bình
* GV: Các em có
thể cùng nhau hát lên giai điệu của bài hát này không?
* Các em hãy
nói lên nội dung và ý nghĩa của bài hát?
* GV: Em hãy
nêu những biểu hiện của tình yêu hòa bình?
* GV chốt và
ghi bảng.
* GV: Với khát
vọng hòa bình thanh thiếu nhi Việt Nam đã có những hành động gì
để thể hiện tình yêu hòa bình? Ví dụ minh họa?
Thiếu nhi tham gia vẽ tranh quốc tế vì hòa bình lần
thứ II
Nguyễn Thị Thu Trang – giải nhất cuộc thi viết thư
UPU lần thứ 45 (2016)
* GV chiếu đáp
án
*GV chốt: Đây
là những việc làm cụ thể của thế hệ trẻ
Việt Nam, góp phần bảo vệ hòa bình đất nước và thế giới.
|
- Quan sát
tranh ảnh.
- Quan sát
tranh ảnh
- Quan sát
tranh ảnh
- Trả lời câu hỏi
- HS khác bổ sung
- Trả lời: Quyền
biển đảo của nước ta đang bị đe dọa. Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải
Dương 981 ở thềm lục địa của Việt Nam thuộc khu vực cách đảo Tri Tôn ( thuộc
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ).17 hải lý và có những hành động gây hấn với chúng ta.
- Trả lời: Hành động này đã
xâm phạm chủ quyền và lợi ích của dân
tộc ta, vi phạm pháp luật quốc tế,
- Trả lời: Nhà
nước và nhân dân ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tinh thần không
để xảy ra chiến tranh, giải quyết bằng
thương lượng hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của
bạn bè thế giới.
- Trả lời: Thể
hiện tinh thần kiên quyết bảo vệ độc lập và chủ quyền nước nhà, đồng thời thể
hiện tình yêu hòa bình, không muốn có chiến tranh.
- HS nhận dự
án, cùng tập luyện bài hát “ Chúng em cần
hòa bình ” của nhạc sĩ Hoàng Lân và Hoàng Long
- Cả lớp hát
bài “ Chúng em cần hòa bình ”
- Trả lời: Thể
hiện khát vọng hòa bình của thanh thiếu nhi Việt Nam
- Trả lời
- HS khác bổ
sung
- HS thuyết
trình và đưa ra ví dụ
|
2.
Biểu hiện của tình yêu hòa bình:
- Giữ gìn cuộc
sống bình yên.
- Dùng thương
lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.
- Không để chiến
tranh, xung đột xảy ra.
Những hoạt
động vì hòa bình
|
- Đi bộ vì hòa bình.
- Vẽ tranh vì hòa bình.
- Viết thư cho bạn bè quốc tế.
- Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Kêu gọi những người có lương tri nên hành động
vì trẻ em.
|
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu kiến thức
bài học “ Vì sao phải bảo vệ hòa bình? ”
- Mục
tiêu: HS hiểu được tại sao phải bảo vệ hòa bình.
-
Hình thành năng lực: Biết vận dụng kiến thức của các môn học khác
nhau ( địa lí, ngữ văn ) để hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
|
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
* GV: Bằng những
kiến thức đã được học và những hiểu biết thực tế của mình, em có nhận xét gì
về tình hình thế giới hiện nay?
* GV chốt: Tình
hình thế giới hiện nay ở một số khu vực đang rất căng thẳng, chiến tranh xung
đột vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở Tây Á và vùng
Trung Cận Đông.
* Tích hợp môn
Lịch sử lớp 8:
- GV chiếu hình
ảnh hai thành phố của Nhật Bản bị Mĩ ném bom nguyên tử để HS quan sát
Thành phố Hi-rô-si-ma sau khi bị ném bom nguyên tử
Thành phố
Na-ga-sa-ki sau khi bị ném bom nguyên tử
- Em hãy cho biết
sự kiện lịch sử trong chiến tranh thế giới thứ hai gây tàn phá nước Nhật?
- Qua đó em có
nhận xét gì về mức độ nguy hiểm của bom nguyên tử?
* GV chốt.
*
Tích hợp môn ngữ văn lớp 9
- Trong chương
trình ngữ văn lớp 9 các em đã được học tác phẩm nào về hòa bình?
- Mục đích mà
nhà văn Mác-két viết văn bản này là gì?
Chân dung nhà văn Mác-két
- Theo nhà văn
Mác-két thì một lí do quan trọng nhất để phải chống chiến tranh và bảo vệ hòa
bình là gì?
* GV chốt: Nhà
văn Mác-két đã đưa ra những luận chứng xác thực cho nhân loại thấy rằng nếu để
xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba thì hậu quả của nó sẽ là một sự hủy
diệt vô cùng to lớn, vì khoa học ngày càng phát triển, vũ khí ngày càng hiện
đại, đặc biệt là vũ khí hạt nhân. Vì vậy, chúng ta cần phải tích cực chống
chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
* Vậy theo các
em vì sao phải bảo vệ hòa bình?
* GV chốt và
ghi bảng:
* GV kết luận
và chuyển ý: Hòa bình mang lại cho con người những điều tốt đẹp nhất. Vậy là
học sinh các em sẽ phải làm gì để bảo vệ hòa bình? Chúng ta sẽ tiếp tục đi
tìm câu trả lời.
|
- Trả lời
- Quan sát tranh ảnh
- Trả lời: Mĩ đã ném hai quả bom
nguyên tử xuống hai thành phố Hi-ro-si Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản
- Trả lời: Sức hủy diệt lớn, tàn
phá sức khỏe con người và hủy hoại môi trường
- Trả lời: Đó là văn bản “ Đấu
tranh cho một thế giới hòa bình ” của nhà văn Mác-két
- Trả lời: Kêu gọi toàn thế giới
hãy bảo vệ hòa bình, kiên quyết chống chiến tranh.
- Trả lời dựa theo những kiến thức
đã được học trong môn ngữ văn
- Trả lời
|
3.
Vì sao phải bảo vệ hòa bình
- Đem lại cuộc sống bình yên, tự do cho nhân loại
- Nhân dân được no ấm, hạnh phúc.
- Là khát vọng của loài người
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu kiến thức nội
dung bài học “ Trách nhiệm của công dân – học sinh ”.
- Mục
tiêu: HS thấy được trách nhiệm của công dân nói chung và HS nói riêng
trong việc bảo vệ hòa bình. Biết được những việc làm cụ thể góp phần bảo vệ
hòa bình.
-
Hình thành năng lực:
|
Hoạt động của giáo
viên
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
* GV yêu cầu HS
thảo luận nhóm
- Hình thức: Cả
lớp chia làm 4 nhóm
- Thời gian: 3
phút
- Câu hỏi: Các
em phải làm những gì để thể hiện trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ hòa
bình?
* GV mời đại diện
từng nhóm trình bày kết quả, khen ngợi nhóm có cách làm hay.Ví dụ đáp án của
tổ hai là một bức tranh có tên gọi “
Cây bảo vệ hòa bình ” …đã vẽ một bức tranh để biểu hiện trách nhiệm và
tình yêu hòa bình của mình.
* GV chốt và
ghi bảng:
* Kết luận:
Chúng ta ai cũng mong muốn có cuộc sống hòa bình. Hòa bình là điều kiện càn
có cho mỗi người, mỗi gia đình và mỗi dân tộc. Hòa bình là điều kiện trước
tiên để con người sống, học tập, lao động, sáng tạo và xây dựng cuộc sống ấm
no và hạnh phúc.
|
- Thảo luận
nhóm
- Mời đại diện
nhóm trình bày kết quả
- Mời đại diện
nhóm khác nhận xét và bổ sung.
|
4. Trách nhiệm của công dân – HS:
- Học tập chăm chỉ, đoàn kết, chan
hòa, thân thiện với mọi người.
- Tích cực tham
gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức
- Thể hiện tình
yêu hòa bình ở mọi nơi, mọi lúc.
|
6.4. Củng cố:
Trò chơi: “
Ai nhanh hơn ”
Câu 1:
Trong
chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mĩ đã ném bom nguyên tử xuống hai
thành phố nào của Nhật Bản?
|
Câu 2:
Giải
Noben hòa bình năm 2016 được trao cho ai?
|
Đáp án
Tổng thống
Co-lom-bi-a: Juan ma-nu-el san-tos
|
Câu 3:
Hà
nội được công nhận là thành phố vì hòa bình năm nào?
|
Câu 4:
Hiệp định Pa-ri về
chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết năm nào?
|
Đáp án
Hi-ro-si-ma và
Na-ga-sa-ki
|
Câu 5:
Hiệp định
Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở
Đông Dương được
kí kết năm nào?
|
6.5. Dặn dò:
- Học bài,
làm các bài tập trong SGK
- Xem trước
bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
* Cách kiểm tra đánh giá:
- GV kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của HS thông qua phiếu thu hoạch.
- HS tự đánh
giá lẫn nhau.
- Đánh giá HS
qua các hoạt động nhóm, các hoạt động liên hệ thực tế, vẽ tranh.
* Kết quả: 100% HS nắm vững kiến thức
bài học, nhận thấy và biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề
trong bài học
8. Các sản phẩm của HS:
- Kết quả hoạt
động nhóm
- Bài sưu tầm
tư liệu
- Phiếu thu
hoạch
Trên đây là
bài dự thi của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp, nhận xét của quý thầy,
cô giáo, anh chị em và bạn bè đồng nghiệp để bài dạy của tôi được tốt hơn. Tôi
xin chân thành cảm ơn.
PHỤ LỤC
Học sinh hát bài: “Chúng em cần hòa bình”
Học sinh thuyết trình
Thảo luận nhóm
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học:
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ “ BẢO VỆ HÒA BÌNH ”
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Mục tiêu chung:
Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn.
Mỗi một kiến thức khoa học vốn không đơn lẻ mà luôn có sự gắn kết, bổ sung cho nhau. Vì vậy, bản thân trong các môn học, nhất là các môn khoa học xã hội đã có sự tích hợp với nhau. Khi kiến thức các môn học được tích hợp sử dụng trong một chủ đề thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
a. Kiến thức:
HS hiểu được hòa bình là khát vọng của nhân loại.
Hòa bình mang lại hạnh phúc cho con người.
Hậu quả, tác hại của chiến tranh.
Trách nhiệm bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của toàn nhân loai.
b. Kĩ năng:
Tích cực tham gia các hoạt động vì hòa bình, chống chiến tranh do lớp, trường, địa phương tổ chức.
Tuyên truyền vận động mọi người tham gia vào các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
c. Thái độ:
Quan hệ tốt với bạn bè và mọi người xung quanh mình.
Biết yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
Góp phần nhỏ tùy theo sức của mình để bảo vệ hòa bình và chống chiến tranh.
d. Định hướng phát triển năng lực:
Tự học, tự nghiên cứu
Thảo luận nhóm
Giải quyết vấn đề, phân tích đánh giá các sự kiện.
e. Năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra:
* Môn ngữ văn:
- Vận dụng môn ngữ văn lớp 9 ( tiết 7 – văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ” ) của nhà văn Mác-két để các em thấy được vì sao phải đấu tranh để có hòa bình, đồng thời góp phần giáo dục cho học sinh giá trị của hòa bình để từ đó các em biết yêu thích hòa bình và chán ghét chiến tranh.
* Môn lịch sử:
- Vận dụng kiến thức môn lịch sử ở lớp 8 ( tiết 19- bài 13 “ Chiến tranh thế giới thứ nhât ”, tiết 30,31 – bài 21 “ Chiến tranh thế giới thứ hai ” ), kiến thức môn lịch sử lớp 9 ( tiết 35,36 – bài 27 “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) ” tiết 45 – bài 29 “ Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước ” ) để các em thấy được hậu quả tàn khốc, đau thương của chiến tranh, từ đó các em sẽ biết trân trọng hòa bình và góp phần công sức của mình để bảo vệ nền hòa bình của nước nhà nói riêng và toàn thế giới nói chung.
* Môn địa lý:
- Từ đặc điểm về dân cư và xã hội của các châu lục ( môn địa lí lớp 7, tiết 32,- bài 29 “ Dân cư, xã hội Châu Phi ” môn địa lí lớp 8, tiết 11 – bài 9 “ Khu vực Tây nam Á ”; tiết 13 – bài 11 “ Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á ” để hiểu hơn vì sao ở những khu vực địa lí này lại thường xuyên xảy ra chiến tranh, xung đột và nội chiến.
* Môn âm nhạc:
- Trong chương trình âm nhạc lớp 7 ở tiết 9 – bài 3, các em được học bài hát “ Chúng em cần hòa bình ” của nhạc sĩ Hoàng Lân và Hoàng Long. Với giai điệu vui tươi, chan hòa của bài hát để nói lên mong ước hòa bình, chán ghét chiến tranh của trẻ em nói riêng và toàn nhân loại nói chung.
3. Đối tượng và đặc điểm dạy học của bài học:
- Đối tượng: Học sinh lớp 9A1; số lượng: 27 em.
- Đặc điểm: Các em đã bước sang năm cuối của hệ THCS, cho nên về mặt kiến thức gần như các em đã lĩnh hội được hết, các em đã phần nào biết vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
4. Ý nghĩa của bài học:
Qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng việc dạy học đơn môn còn tồn tại một số hạn chế như là học sinh ít có cái nhìn tổng quan, mối quan hệ giữa những kiến thức của các môn học; cùng một kiến thức ấy nhưng phải học lại ở nhiều môn khác nhau nên học sinh dễ sinh nhàm chán, không có hứng thú trong học tập.
Dạy học tích hợp liên môn là một phương pháp dạy học mới và thể hiện nhiều ưu điểm. Trước hết đối với học sinh, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. Các em có cơ hội nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn, phong phú hơn. Điều đó tạo ra ưu thế lớn trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho các em. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dần dần bởi hai lý do sau:
Thứ nhất: Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó.
Thứ hai: Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, đánh giá, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học.
Đối với bài giảng “ Bảo vệ hòa bình ”, tôi nhận thấy rằng, dạy học giáo dục công dân thông qua các tác phẩm văn học ( tích hợp giáo dục công dân với môn ngữ văn, môn lịch sử, môn địa lí và môn âm nhạc ) qua các clip, hình ảnh về hậu quả của chiến tranh, về các hoạt động bảo vệ hòa bình, qua các tư liệu mà các em tự tìm hiểu được sẽ làm cho bài học trở nên gần gũi , sinh động, hấp dẫn. Nhờ vậy, việc giáo dục thái độ sống yêu thương, chan hòa, đoàn kết, yêu hòa bình và chán ghét chiến tranh cũng sẽ đến với các em một cách tự nhiên và sâu sắc hơn.
Từ đó, tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm khắc phục một thực tế trong dạy học giáo dục công dân hiện nay: một số giáo viên dạy học giáo dục công dân còn mang tính giáo điều, không gắn liền với thực tế cuộc sống và nhiều học sinh học giáo dục công dân một cách đối phó.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
5.1. Chuẩn bị của giáo viên:
SGK, SGV GDCD lớp 9; Lịch sử lớp 8, 9; Địa lí lớp 7,8; Âm nhạc lớp 7.
Hướng dẫn và dạy HS học: ( tiết 35,36 – bài 27 “ Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) ” tiết 45 – bài 29 “ Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước ” ) để phục vụ cho chủ đề - vì đây là những kiến thức các em chưa được học ở học kì I lớp 9.
Tranh ảnh, các bài báo, bài thơ, bài hát về chiến tranh và hòa bình.
Ví dụ về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.
Máy vi tính.
Máy chiếu đa năng.
Hệ thống âm thanh, loa đài, míc…
5.2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc bài trước khi đến lớp
Trả lời các câu hỏi trong SGK
Tìm hiểu về tình hình biển đảo
Tìm hiểu các hoạt động thực tế để bảo vệ hòa bình.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
6.1. Ổn định tổ chức lớp:
6.22. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh
6.3. Bài mới: Như các em đã biết nhân loại đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế gới tàn khốc. Vì vậy được sống trong hòa bình là ước vọng, là khát khao của toàn nhân loại. và để có hòa bình chúng ta cần phải hành động để “ Bảo vệ hòa bình ”. Đây chính là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu kiến thức bài học “ Hòa bình là gì? ”
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là hòa bình và giá trị của hòa binh đối với cuộc sống của con ngườ
- Hình thành năng lực: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, hợp tác, quan sát và sử dụng tranh ảnh để phục vụ cho nội dung bài học
|
Hoạt động của giáo viên
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
* GV chiếu những hình ảnh về chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai?
Hình ảnh lính Pháp trong trận chiến ở VERDUN trong CTTG thứ nhất
Hình ảnh quân Pháp quyết bảo vệ VERDUN trong CTTG thứ nhất
Hình ảnh người Do thái bị quân Đức bắt giữ trong CTTG thứ hai
* Tích hợp môn Lịch sử lớp 8:
- Những hình ảnh trên đã gợi cho em nhớ đến những cuộc chiến tranh lớn nào của nhân loại mà em đã được học ở chương trình lịch sử lớp 8?
- Em hãy cho biết hậu quả của hai cuộc chiến tranh này?
* GV chốt : Nhân loại đã đi qua hai cuộc chiến tranh thế giới. và hôm nay nhân loại vẫn đang phải tiếp tục đấu tranh để bảo vệ hòa bình trên thế giới.
* Tích hợp với môn lịch sử lớp 9:
- GV chiếu các hình ảnh về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ.
Quân ta kéo pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
Cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm Đờ-Cát năm 1954
Bệnh viện Bạch Mai bị bom Mĩ tàn phá năm 1972
Phố Khâm Thiên bị bom Mĩ đánh phá năm 1972
- Em biết gì về các cuộc chiến tranh ở Việt Nam?
- Em có nhận xét gì về hậu quả của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
* Tích hợp môn địa lý lớp 7 và lớp 8:
- GV chiếu clíp về mười điểm nóng chiến tranh trên thế giới.
- Qua đoạn clip trên em hãy cho biết tình trạng chiến tranh xung đột xảy ra chủ yếu ở khu vực nào trên thế giới.( GV chiếu lược đồ các khu vực thường xảy ra chiến tranh để HS trả lời kết hợp chỉ bản đồ ).
Lược đồ các điểm nóng chiến tranh và xung đột ở châu Á
Lược đồ chiến tranh và nội chiến khu vực Trung Đông
* GV chiếu hình ảnh trẻ em trong chiến tranh.
Trẻ em Việt Nam chạy trên đường Trảng Bàng – Tây Ninh sau trận ném bom Na-pan của quân Mĩ
Cậu bé 5 tuổi bị thương trong cuộc nội chiến ở Sy-ri-a
Cậu bé 2 tuổi Aylan Kurdi chết trên bãi biển Thổ Nhĩ Kì khi chạy chốn khỏi cuộc nội chiến ở Sy-r-ia
- Em có cảm nhận gì về cuộc sống của trẻ em trong chiến tranh?
* GV chốt: Qua những nội dung mà cô và các em đã tìm hiểu có thể thấy rằng chiến tranh chỉ đem lại đau thương và mất mát. Vì vậy, hòa bình là điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn.
* GV yêu cầu HS thảo luận:
- Thời gian: 3 phút
- Hình thức: hai bàn một nhóm
- Câu hỏi: Hòa bình là gì?
* GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả
* GV mời đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung
* GV chốt và ghi bảng.
* GV chuyển ý: Hòa bình là điều tốt đẹp, là ấm no là hạnh phúc. Vậy chúng ta đã biểu hiện tình yêu hòa bình như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta tiếp tục tìm hiểu những nội dung tiếp theo của bài học.
|
- HS quan sát hình ảnh.
- Trả lời: Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cuộc chiến
tranh thế giới thứ hai hai hai (1939-1945)
- Trả lời: Gây đau thương, tàn khốc cho nhân loại
- Quan sát tranh ảnh.
- Quan sát tranh ảnh
- Trả lời: Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp (1945-1954) và chống Mĩ (1954-1975).
- Trả lời: Đâu thương, chia ly và mất mát
- HS xem clip
- Trả lời kết hợp với chỉ bản đồ: chủ yếu diễn ra ở khu vực Châu Á, Châu Phi đặc biệt là vùng Trung Cận Đông.
- Quan sát tranh ảnh
- Quan sát tranh ảnh
- Nêu cảm nhận: Trong chiến tranh trẻ em là người chịu tổn thương và thiệt thòi nhiều nhất
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung
|
1. Hòa bình là gi?
- Hòa bình là không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.
- Là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người.
- Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu kiến thức bài học “ Biểu hiện của tình yêu hòa bình ”
- Mục tiêu: HS biết và hiểu được những biểu hiện, những việc làm cụ thể của tình yêu hòa bình.
- Hình thành năng lực: Quan sát tranh ảnh để phục vụ nội dung bài học, biết vận dụng kiến thức để liên hệ với thực tế cuộc sống.
|
Hoạt động của giáo viên
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
* Tích hợp với môn Lịch sử lớp 9:
* GV chiếu các hình ảnh:
Lễ kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)
Lễ kí kết Hiệp định Pa-ri (1973)
Nhân dân Mat-xco-va biểu tình phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ ( 2-8-1965)
Nhân dân Mĩ biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
* Những hình ảnh này đã nói lên điều gì?
* GV chốt: Đất nước chúng ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Một mặt chúng ta kiên quyết chiến đấu trên chiến trường, một mặt chúng ta cũng mở mặt trận ngoại giao, đàm phán để tiến tới kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong và tổn thất, và trên thực tế chúng ta đã thành công trong Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 và Hiệp định Pari 1973.
* GV chuyển ý: Hiện nay, việc bảo vệ hòa bình vẫn đang được thực hiện đặc biệt là sự nỗ lực không mệt mỏi của các nhà hoạt động, và các tổ chức tiến bộ trên thế giới.
* GV liên hệ thực tế: ( HS đã được giao chuẩn bị bài từ trước ). Em biết gì về tình hình chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay?
* GV: Em có nhận xét gì về hành động này của Trung Quốc
*GV: Trước việc làm đó của Trung Quốc, nhà nước và nhân dân ta đã có thái độ và việc làm như thế nào?
*GV: Em có nhận xét gì về thái độ và việc làm của nhà nước và nhân dân ta?
*GV chốt:
* Tích hợp với môn âm nhạc lớp 7:
- GV giao dự án: Ở bộ môn âm nhạc lớp 7 các em đã học bài hát nào về hòa bình? Các em hãy cùng tập bài hát đó để thể hiện tình yêu và khát vọng hòa bình
* GV: Các em có thể cùng nhau hát lên giai điệu của bài hát này không?
* Các em hãy nói lên nội dung và ý nghĩa của bài hát?
* GV: Em hãy nêu những biểu hiện của tình yêu hòa bình?
* GV chốt và ghi bảng.
* GV: Với khát vọng hòa bình thanh thiếu nhi Việt Nam đã có những hành động gì để thể hiện tình yêu hòa bình? Ví dụ minh họa?
Thiếu nhi tham gia vẽ tranh quốc tế vì hòa bình lần thứ II
Nguyễn Thị Thu Trang – giải nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 45 (2016)
* GV chiếu đáp án
*GV chốt: Đây là những việc làm cụ thể của thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần bảo vệ hòa bình đất nước và thế giới.
|
- Quan sát tranh ảnh.
- Quan sát tranh ảnh
- Quan sát tranh ảnh
- Trả lời câu hỏi
- HS khác bổ sung
- Trả lời: Quyền biển đảo của nước ta đang bị đe dọa. Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở thềm lục địa của Việt Nam thuộc khu vực cách đảo Tri Tôn ( thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ).17 hải lý và có những hành động gây hấn với chúng ta.
- Trả lời: Hành động này đã xâm phạm chủ quyền và lợi ích của dân tộc ta, vi phạm pháp luật quốc tế,
- Trả lời: Nhà nước và nhân dân ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tinh thần không để xảy ra chiến tranh, giải quyết bằng thương lượng hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè thế giới.
- Trả lời: Thể hiện tinh thần kiên quyết bảo vệ độc lập và chủ quyền nước nhà, đồng thời thể hiện tình yêu hòa bình, không muốn có chiến tranh.
- HS nhận dự án, cùng tập luyện bài hát “ Chúng em cần hòa bình ” của nhạc sĩ Hoàng Lân và Hoàng Long
- Cả lớp hát bài “ Chúng em cần hòa bình ”
- Trả lời: Thể hiện khát vọng hòa bình của thanh thiếu nhi Việt Nam
- Trả lời
- HS khác bổ sung
- HS thuyết trình và đưa ra ví dụ
|
2. Biểu hiện của tình yêu hòa bình:
- Giữ gìn cuộc sống bình yên.
- Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.
- Không để chiến tranh, xung đột xảy ra.
Những hoạt động vì hòa bình
|
- Đi bộ vì hòa bình.
- Vẽ tranh vì hòa bình.
- Viết thư cho bạn bè quốc tế.
- Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Kêu gọi những người có lương tri nên hành động vì trẻ em.
|
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu kiến thức bài học “ Vì sao phải bảo vệ hòa bình? ”
- Mục tiêu: HS hiểu được tại sao phải bảo vệ hòa bình.
- Hình thành năng lực: Biết vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau ( địa lí, ngữ văn ) để hiểu sâu sắc hơn nội dung bài học.
|
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
* GV: Bằng những kiến thức đã được học và những hiểu biết thực tế của mình, em có nhận xét gì về tình hình thế giới hiện nay?
* GV chốt: Tình hình thế giới hiện nay ở một số khu vực đang rất căng thẳng, chiến tranh xung đột vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở Tây Á và vùng Trung Cận Đông.
* Tích hợp môn Lịch sử lớp 8:
- GV chiếu hình ảnh hai thành phố của Nhật Bản bị Mĩ ném bom nguyên tử để HS quan sát
Thành phố Hi-rô-si-ma sau khi bị ném bom nguyên tử
Thành phố Na-ga-sa-ki sau khi bị ném bom nguyên tử
- Em hãy cho biết sự kiện lịch sử trong chiến tranh thế giới thứ hai gây tàn phá nước Nhật?
- Qua đó em có nhận xét gì về mức độ nguy hiểm của bom nguyên tử?
* GV chốt.
* Tích hợp môn ngữ văn lớp 9
- Trong chương trình ngữ văn lớp 9 các em đã được học tác phẩm nào về hòa bình?
- Mục đích mà nhà văn Mác-két viết văn bản này là gì?
Chân dung nhà văn Mác-két
- Theo nhà văn Mác-két thì một lí do quan trọng nhất để phải chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình là gì?
* GV chốt: Nhà văn Mác-két đã đưa ra những luận chứng xác thực cho nhân loại thấy rằng nếu để xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba thì hậu quả của nó sẽ là một sự hủy diệt vô cùng to lớn, vì khoa học ngày càng phát triển, vũ khí ngày càng hiện đại, đặc biệt là vũ khí hạt nhân. Vì vậy, chúng ta cần phải tích cực chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
* Vậy theo các em vì sao phải bảo vệ hòa bình?
* GV chốt và ghi bảng:
* GV kết luận và chuyển ý: Hòa bình mang lại cho con người những điều tốt đẹp nhất. Vậy là học sinh các em sẽ phải làm gì để bảo vệ hòa bình? Chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm câu trả lời.
|
- Trả lời
- Quan sát tranh ảnh
- Trả lời: Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-ro-si Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản
- Trả lời: Sức hủy diệt lớn, tàn phá sức khỏe con người và hủy hoại môi trường
- Trả lời: Đó là văn bản “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ” của nhà văn Mác-két
- Trả lời: Kêu gọi toàn thế giới hãy bảo vệ hòa bình, kiên quyết chống chiến tranh.
- Trả lời dựa theo những kiến thức đã được học trong môn ngữ văn
- Trả lời
|
3. Vì sao phải bảo vệ hòa bình
- Đem lại cuộc sống bình yên, tự do cho nhân loại
- Nhân dân được no ấm, hạnh phúc.
- Là khát vọng của loài người
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu kiến thức nội dung bài học “ Trách nhiệm của công dân – học sinh ”.
- Mục tiêu: HS thấy được trách nhiệm của công dân nói chung và HS nói riêng trong việc bảo vệ hòa bình. Biết được những việc làm cụ thể góp phần bảo vệ hòa bình.
- Hình thành năng lực:
|
Hoạt động của giáo viên
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
- Hình thức: Cả lớp chia làm 4 nhóm
- Thời gian: 3 phút
- Câu hỏi: Các em phải làm những gì để thể hiện trách nhiệm của HS trong việc bảo vệ hòa bình?
* GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả, khen ngợi nhóm có cách làm hay.Ví dụ đáp án của tổ hai là một bức tranh có tên gọi “ Cây bảo vệ hòa bình ” …đã vẽ một bức tranh để biểu hiện trách nhiệm và tình yêu hòa bình của mình.
* GV chốt và ghi bảng:
* Kết luận: Chúng ta ai cũng mong muốn có cuộc sống hòa bình. Hòa bình là điều kiện càn có cho mỗi người, mỗi gia đình và mỗi dân tộc. Hòa bình là điều kiện trước tiên để con người sống, học tập, lao động, sáng tạo và xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
|
- Thảo luận nhóm
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả
- Mời đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung.
|
4. Trách nhiệm của công dân – HS:
- Học tập chăm chỉ, đoàn kết, chan hòa, thân thiện với mọi người.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức
- Thể hiện tình yêu hòa bình ở mọi nơi, mọi lúc.
|
6.4. Củng cố:
Trò chơi: “ Ai nhanh hơn ”
Câu 1:
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mĩ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố nào của Nhật Bản?
|
Câu 2:
Giải Noben hòa bình năm 2016 được trao cho ai?
|
Đáp án
Tổng thống Co-lom-bi-a: Juan ma-nu-el san-tos
|
Câu 3:
Hà nội được công nhận là thành phố vì hòa bình năm nào?
|
Câu 4:
Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết năm nào?
|
Đáp án
Hi-ro-si-ma và Na-ga-sa-ki
|
Câu 5:
Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở
Đông Dương được kí kết năm nào?
|
6.5. Dặn dò:
- Học bài, làm các bài tập trong SGK
- Xem trước bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
* Cách kiểm tra đánh giá:
- GV kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS thông qua phiếu thu hoạch.
- HS tự đánh giá lẫn nhau.
- Đánh giá HS qua các hoạt động nhóm, các hoạt động liên hệ thực tế, vẽ tranh.
* Kết quả: 100% HS nắm vững kiến thức bài học, nhận thấy và biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong bài học
8. Các sản phẩm của HS:
- Kết quả hoạt động nhóm
- Bài sưu tầm tư liệu
- Phiếu thu hoạch
Trên đây là bài dự thi của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp, nhận xét của quý thầy, cô giáo, anh chị em và bạn bè đồng nghiệp để bài dạy của tôi được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
PHỤ LỤC
Học sinh hát bài: “Chúng em cần hòa bình”
Học sinh thuyết trình
Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm