UBND QUẬN THANH XUÂN
TRƯỜNG THCS HẠ ĐÌNH
Số: 195/KH-THCSHĐ
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hạ Đình, ngày
10 tháng 9 năm 2020 |
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2020 –
2025
Thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo;
Thực hiện Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 coi trọng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;
Căn cứ Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ quận Thanh Xuân lần thứ VI nhiệm
kỳ 2020 - 2025; Căn
cứ Kế hoạch số 242/KH-UBND của UBND quận Thanh Xuân về phát triển Giáo dục và
Đào tạo quận Thanh Xuân giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ vào tình
hình thực tế của nhà trường, trường THCS Hạ Đình xây dựng Chiến lược phát triển
nhà trường giai đoạn 2020 - 2025 như sau:
Trường THCS Hạ Đình được thành lập năm 2009 nằm
trên địa bàn, quận Thanh Xuân với diện tích 4.122m2. Trường đóng trên địa bàn phường Hạ Đình, là nơi có tốc độ đô thị hóa tương đối
nhanh, có nhiều biến động về dân số cơ học, dân trí trên địa bàn chưa thật đồng
đều .
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, trường THCS Hạ Đình - Thanh Xuân, đã từng bước xây dựng, trưởng thành và khẳng định
vị thế của mình trong ngành giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân và thành phố Hà Nội. Một ngôi trường đó có thành tích
dạy tốt, học tốt và là một địa chỉ đáng tin cậy của con em nhân dân phường Hạ Đình - Quận Thanh Xuân- Hà Nội.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, Chiến lược phát triển của nhà trường
nhằm chỉ rõ những định hướng phát triển, mục tiêu và các giải pháp
chủ yếu trong quá trình thực thi để đạt được
mục đích đưa nhà trường phát triển phù hợp
với xu thế của đất nước trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch số trong giáo dục đào tạo và hội nhập.
Chiến lược phát triển nhà trường sẽ là cơ sở, là nền móng quan trọng cho những quyết
sách của nhà trường, Ban giám hiệu và là định hướng
đúng cho mọi hoạt động của toàn thể đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên và
học sinh trong hoạt động giáo dục của nhà trường
trong giai đoạn 2020-2025.
Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược phát triển của trường THCS Hạ Đình -
Thanh Xuân là một hoạt động khoa học và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về đổi mới và nâng cao
chất lượng giáo dục phổ thông nhằm tạo ra một nguồn lực lao động
mới có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội góp phần phát triển
kinh tế, xã hội của Thủ đô và đất nước trong xu thế hội
nhập quốc tế.
I. ĐẶC
ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên
1.1. Tổng số
Cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường tính đến thời điểm tháng 12 năm 2022 là: 31 đ/c. Trong đó Ban giám
hiệu có 02 đ/c; giáo viên có 23 đ/c, nhân viên có 06 đ/c.
1.2. Về chất
lượng đội ngũ: 93% đạt
chuẩn đào tạo, đạt trên chuẩn 13%;
1.3. Ban giám
hiệu và các đ/c tổ trưởng chuyên
môn đều đạt chuẩn.
2. Đội ngũ học sinh
2.1. Tổng số
lớp: 12 lớp.
2.2. Tổng số
học sinh: 443 học sinh.
2.3. Học đa
số là con em nhân dân lao động của phường Hạ Đình và các
phường lân cận.
3. Điểm mạnh
3.1. Công
tác tổ chức quản lý và điều hành của ban giám hiệu:
Ban giám hiệu đoàn kết, tâm huyết, sáng tạo, có
tầm nhìn khoa học và đều được đào tạo về quản lý giáo dục. Trong
công tác luôn chủ động, sáng tạo, có kế hoạch hoạt động chung và từng mảng cụ
thể, phù hợp thực tế, bám sát chỉ đạo, dám nghĩ dám làm và dám chịu
trách nhiệm.
Công tác triển khai, tổ chức quản lý điều hành
thực hiện kế hoạch từng tháng, từng kỳ, từng năm được
hoạch định rõ ràng cụ thể trong kế hoạch và được
kiểm tra giám sát thường kỳ và đánh giá, rút kinh nghiệm
thường xuyên.
Trong quá trình thực thi luôn chủ động điều
chỉnh kế hoạch hợp lý, kịp thời khi cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả
các hoạt động giáo dục.
Luôn đổi mới trong công tác quản lý và tôn trọng thực chất, hiệu quả công việc. Ban giám hiệu
nhà trường luôn nhận được sự tin tưởng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học
sinh và học sinh trong toàn trường.
3.2. Đội
ngũ giáo viên, nhân viên:
Là một tập
thể đoàn kết, trách nhiệm và tâm huyết với nghề, đa số có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ từ khá trở lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Trong công
tác, chấp hành tốt kỷ luật lao động, qui chế chuyên môn, nghiệp vụ và nội qui
của nhà trường, năng động và có
tinh thần hợp tác, luôn có ý thức đổi mới trong phương pháp giảng dạy, trong kiểm
tra, đánh giá, phương
pháp quản lý, giáo dục học sinh và có ý
thức học tập để
đưa việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện
chuyển dịch số trong giáo dục hiệu quả.
3.3. Về
chất lượng đào
tạo
3.3.1 Chất
lượng văn hóa - đạo đức:
Năm
|
Văn hoá
|
Trên TB
|
Đạo đức
|
Trên TB
|
|
Giỏi
|
Khá
|
TB
|
Y
|
Tốt
|
Khá
|
Tb
|
17- 18
|
55,84
|
31,81
|
11,7
|
0,65
|
87 ,7
|
99,3
|
0,65
|
0
|
100
|
18-19
|
47,70
|
40,9
|
9,8
|
1,4
|
88,6
|
98,4
|
1,6
|
0
|
100
|
19-20
|
60
|
31,2
|
8,6
|
0,2
|
91,2
|
99,6
|
0,4
|
0
|
100
|
20-21
|
48,5
|
36,7
|
14,3
|
0,5
|
85,2
|
95,6
|
4,4
|
0
|
100
|
21 - 22
|
56,1
|
32,2
|
11,5
|
02
|
88,3
|
98,6
|
1,4
|
0
|
100
|
3.3.2 Thành
tich đạt được :
Năm
|
Giáo viên, nhân viên đạt giải
|
Học sinh đạt giải
|
Trường
|
Quận
|
Quận
|
TP
|
Quốc gia
|
17- 18
|
16
|
10
|
6
|
9
|
-
|
18-19
|
12
|
9
|
3
|
2
|
1
|
19-20
|
17
|
2
|
2
|
2
|
-
|
20-21
|
14
|
8
|
5
|
2
|
2
|
21-22
|
9
|
1
|
3
|
-
|
-
|
3.4. Về cơ sở vật chất
Tổng số phòng học: 12 phòng học đủ tiêu chuẩn;
06 phòng chức năng (phòng Tin, Vật lý, Công nghệ, Hóa học, Sinh vật, Nghệ
thuật, phòng tiếng Anh) được trang bị đầy đủ trang thiết bị công nghệ thông
tin; Phòng thư
viện: 01phòng đọc HS, 1kho sách và phòng đọc giáo viên; 01 phòng truyền thống;
01 nhà giáo dục thể chất 300m2; 01 bếp, 01 phòng ăn và 02 phòng ngủ
được bố trí nam nữ riêng biệt; 01phòng y tế 20m2; 01phòng Đội và đầy
đủ các phòng ban hành chính; khuôn viên sân chơi, giải trí đảm bảo điều kiện
tối thiểu .
Nhìn chung cơ sở vật chất đó đáp ứng được yêu cầu phục vụ dạy và học, giáo dục, sinh hoạt của
toàn thể nhà trường.
Năm 2024 nhà trường sẽ được UBND quận Thanh
Xuân đầu tư cải tạo tổng thể cơ sở vật chất giai đoạn trung hạn với các hạng mục:
cải tạo tách riêng 100% phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, cổng trường
cùng toàn bộ khuôn viên khung cảnh sư phạm, đầu tư đồng bộ trang thiết bị tại các
phòng bộ môn, phòng chức năng hiện đại đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia
giai đoạn 2020 - 2025 và nâng tầm cơ sở vật chất tương ứng với các trường trong
quận.
3.5. Thành tích nổi bật
Trường là một cơ sở giáo
dục từng bước đã khẳng định được vị trí trong quận,
là một địa chỉ đáng tin cậy của các bậc cha mẹ học sinh trên phường Hạ Đình - Quận Thanh Xuân và các phường lân cận về chất lượng
giáo dục và đào tạo học sinh theo định hướng giáo dục học sinh toàn diện.
Trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến cấp Quận, trường tiên tiến về thể dục thể thao
cấp quận. Các hoạt động đoàn thể
luôn được xếp loại hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ theo từng năm học. Trong những năm gần đây trường liên
tục có giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp quận các bộ môn văn hóa và đạt
giải.
4. Điểm
hạn chế
4.1. Việc tổ chức, quản lý điều hành của Ban
giám hiệu:
Việc hoạch định kế hoạch hàng năm của Ban giám
hiệu đôi khi còn tính thực thi chưa cao do còn lệ thuộc vào khuôn mẫu và yêu
cầu chuyên môn của Sở GD&ĐT Hà Nội, phòng GD&ĐT Quận và phụ thuộc rất
nhiều vào nguồn kinh phí chi thường xuyên được cấp hạn chế (do số học sinh của
nhà trường ít)
chính vì vậy định hướng sáng tạo và mang tính
đột phá đặc biệt là việc đầu tư cơ sở vật chất phần nào gặp khó khăn.
Việc thực hiện đánh giá phân loại chất lượng cán bộ, giáo viên hàng năm vẫn còn mang yếu tố động
viên sự tiến bộ của các thành viên.
Công tác quản lý, điều hành đã đổi mới theo
chiều hướng tích cực, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, song trong quá
trình thực hiện chưa thực sự
chủ động do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, do đó có những nội dung chưa thực sự đáp ứng như mong muốn của xu thế đổi mới giáo
dục hiện nay.
4.2. Đội
ngũ giáo viên, nhân viên:
Một bộ phận
giáo viên chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học, quản lý
và giáo dục học sinh, ngại đổi mới hoặc thực hiện đổi mới thụ động, máy móc,
chưa có tính sáng tạo.
Trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ còn thấp đây là trở ngại lớn trong việc ứng
dụng công
nghệ thông tin trong đổi mới dạy học và quản
lý cao hơn nữa là khả năng thích ứng, hội nhập trong xu thế đổi mới.
Việc tự học, tự bồi dưỡng,
đúc kết viết sáng kiến kinh nghiệm chưa thực sự được giáo viên chú trọng đầu tư chất xám do quỹ thời gian
dành cho công việc này còn hạn chế, định mức tiết dạy của giáo viên tương đối
cao. Việc cập nhật thông tin, tri thức trên các phương
tiện thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy và giáo dục còn chưa đều tay,
chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của từng bài giảng.
Việc đầu tư cho
thiết kế kế hoạch dạy học, việc sử dụng, khai thác triệt để, có hiệu
quả các thiết bị đồ dùng dạy học hiện có còn chưa
thật sự cao và đồng đều trong đội ngũ.
4.3. Chất lượng học sinh:
Chất lượng không đồng đều, một
bộ phận học sinh ý thức rèn luyện phấn đấu chưa
tốt, chưa chăm, chưa ngoan. Việc quan tâm
của cha mẹ học sinh đến việc quản lý và giáo dục học sinh chưa thực sự đồng
đều, công tác phối hợp của cha mẹ học sinh đối với giáo viên chủ nhiệm, nhà
trường ở một bộ phận nhỏ học sinh còn hạn chế. Do vậy cúng phần nào ảnh hưởng
đến việc thực hiện đổi mới trong GD&ĐT theo định hướng của nhà trường.
4.4. Cơ sở vật chất
Hiện tại cơ sở vật chất của nhà trường được đầu
tư chưa thực sự đồng bộ, hiện đại. Trang thiết bị tại các phòng
học chức năng, phòng bộ môn đó xuống cấp; hệ thống sân chơi, sân tập chưa thực sự đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu thực tế hiện nay của học sinh cũng như mô hình giáo dục toàn diện mà nhà trường
mong muốn.
5. Thời
cơ, thuận lợi
Trường là cơ sở giáo dục
bước đầu đó có thành tích về Dạy tốt - Học tốt và là địa chỉ đáng tin cậy của
các bậc cha mẹ học sinh, học sinh và nhân dân địa phương.
Đội ngũ Cán bộ, giáo viên có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm tương đối tốt, nhiệt tình, tâm huyết, trách
nhiệm. Đặc biệt đội ngũ giáo viên trẻ đều có trình độ chuyên môn khá, tốt được đào tạo cơ bản, thích ứng nhanh với xu thế đổi mới,
nhiều đồng chí trong số đó có trình độ đào tạo trên chuẩn và đang tham gia học
nâng chuẩn theo qui định mới tại Luật giáo dục năm 2019.
Nhu cầu đòi hỏi chất lượng
giáo dục cao của nhân dân ngày càng tăng, tạo tiền đề cho học sinh thi đỗ vào
các trường THPT có chất lượng đào tạo tốt. Do kết quả thi vào 10
tiến bộ vượt bậc. Chính vì vậy, nhiều gia đình đóng trên địa bàn phường Hạ Đình
và các phường lân cận có nhu cầu cho con em mình học tại trường THCS Hạ Đình, Thanh Xuân.
6. Thách
thức
Vị trí địa bàn trường đóng với đặc
thù, nằm sâu trong khu dân cư và đường giao thông trải dài dọc sông Tô Lịch, cắt
ngang địa bàn phương, đi lại khó khăn; dân ngụ cư không ổn định, thu nhập thấp,
nhiều thành phần phức tạp, dân trí không đồng đều, do đó rất khó khăn trong công tác
phối hợp quản lí, giáo dục học sinh.
Phường Hạ Đình là
phường nhỏ của quận Thanh Xuân, dân số không cao, địa bàn phường có 5 trường
THCS công lập có bề dày truyền thống do vậy công tác tuyển sinh của nhà trường còn
gặp khó khăn.
Hàng năm chất
lượng và số lượng đầu vào (trong đó đặc biệt chất lượng và số lượng học sinh
giỏi) luôn thấp so với các trường khác trong địa bàn quận (hầu hết học sinh có
điều kiện học tốt, học giỏi bị thu hút vào các trường dân lập có thương
hiệu, trường chất lượng cao Thanh Xuân của quận nằm gần kề trường), đó là nguyên
nhân cơ bản và chủ yếu hạn chế lớn đến chất lượng đầu ra của trường.
Chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên ngày càng phải đáp ứng với yêu cầu cao, đòi hỏi
cao của xã hội, của sự nghiệp đổi mới giáo dục, thích ứng linh hoạt với điều
kiện thực tế cũng như định hướng phát triển giáo dục và đào đạo của ngành, của
UBND quận Thanh Xuân và nhà trường.
Trình độ công nghệ thông tin, ngoại ngữ (tiếng Anh), khả năng thích ứng, hội nhập, tính
chuyên nghiệp, tinh thần trách nhiệm, ý thức tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán
bộ giáo viên.
7. Xác định những vấn đề ưu tiên
Kiện toàn và
nâng cao chất lượng công tác quản lý
điều hành của Ban giám hiệu theo hướng chuyên biệt hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc theo
năng lực công tác của mỗi thành viên. Xây dựng nề nếp làm việc khoa học, cú ý
thức tổ chức kỷ luật, có nề nếp, kỷ cương trong toàn đơn vị. Làm tốt công tác
thi đua trong nhà trường để thúc đẩy tính tự giác, chuyên nghiệp, tận tâm của
đội ngũ.
Nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên cả về phẩm chất đạo đức người thầy, lương tâm nghề nghiệp đến trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và các kỹ năng mềm cần có khi thực thi nhiệm vụ. Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ thường xuyên thông qua cử
đi học các lớp nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ hoặc đi học nâng chuẩn. Đẩy mạnh
công tác tự học, tự bồi dưỡng, đúc kết sáng kiến kinh nghiệm trong quá
trình tham gia giảng dạy và giáo dục tại trường, thực hiện có hiệu quả mô hình
“Giáo viên của giáo viên, Học sinh của giáo viên” trong công tác bồi dưỡng đội
ngũ tại chỗ.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giáo dục và quản lý, mở lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ Tin học, khai thác, sử dụng có hiệu
quả các phần mềm dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh, hỗ trợ học sinh tự học,
khai thác nguồn tư liệu dạy học cũng như công tác giáo dục học sinh. Động viên cán
bộ giáo viên, nhân viên tham gia học Tiếng Anh cơ bản để phục vụ cho công việc
hàng ngày. Khuyến khích soạn và dạy học bằng bài giảng điện tử, khai thác triệt
để, hiệu quả trang thiết bị đồ dùng dạy học, đặc biệt là thiết bị công nghệ thông tin.
Chủ động đổi mới phương
pháp tổ chức dạy học, sử dụng các kĩ
thuật dạy học, ứng dụng dạy học trực tuyến và đổi mới kiểm tra, đánh giá học
sinh theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và năng lực
từng cá nhân học sinh, tạo ra một môi trường sư phạm năng động, tự học và sáng tạo.
Tăng cường xây dựng cơ sở vật
chất theo hướng đồng bộ, chuẩn hoá, hiện đại, thân thiện và tiện ích
trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục; đồng thời tạo cảnh quan sư phạm
luôn Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn – Thân thiện – Hấp dẫn.
Triển khai thực hiện chương
trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức các hoạt động giao lưu, hội thảo với các chủ đề hướng tới mục tiêu phổ thông,
mục tiêu giáo dục của nhà trường, hướng tới nhu cầu thực tế của học sinh để
giúp học sinh có thể thích ứng chủ động và hoà nhập linh hoạt với các môi
trường rèn luyện, học tập và cuộc sống.
Làm tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục và thực hiện công khai nghiêm túc, thường kỳ theo qui định để từ đó nhận định đúng những việc đó
làm được, những tồn tại, hạn chế cần hiệu chỉnh theo từng giai đoạn, từng năm
học.
II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
1. Tầm nhìn
Là cơ sở
giáo dục có uy tín của ngành giáo dục và đào tạo quận Thanh Xuân, giáo dục và
đào tạo học sinh có nền tảng tri thức phổ thông toàn diện, tiên tiến, hiện đại,
có nhân cách và trí tuệ thời đại, có khả năng thích ứng nhanh và có tinh thần
hợp tác, năng động, đoàn kết và sáng tạo, hướng tới định hướng công dân toàn
cầu.
2. Sứ mạng
Xây dựng một
môi trường sư phạm trong sạch, lành mạnh, hiện
đại, thân thiện và tạo mọi điều kiện để học sinh được học tập, rèn luyện và phát triển
các năng lực cá nhân về trí tuệ, tính độc lập, sáng tạo, khả năng hợp tác,
thích ứng.
3. Những giá trị cơ bản của nhà trường
Đó là: Tinh thần đoàn kết - nhân ái - tự
trọng - cầu thị - trách nhiệm - tôn trọng sự hợp tác - thích
ứng linh hoạt - sáng tạo trong mọi công việc.
III. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1. Mục tiêu chung
Xây dựng nhà
trường trở thành một điểm
sáng của giáo dục quận Thanh Xuân có vị thế và uy tín về chất lượng giáo dục và đào tạo của thủ đô
Hà Nội, là một mô hình phát triển trong đó mọi học sinh được tôn trọng, được hợp tác, giao lưu, được phát triển các năng lực cá nhân,
có xu hướng hợp tác và giao lưu quốc tế trong thế giới hội nhập
phù hợp với sự phát triển của đất nước.
2. Mục tiêu riêng ( mục tiêu giáo dục )
Đào tạo,
giáo dục học sinh nắm được
kiến thức, kỹ năng cơ bản tất cả các môn
học thuộc cấp học phổ thông cơ sở. Biết cách tự suy luận, tìm tòi, phát hiện và giải
quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo; biết cách học và tự học. Có ý thức
tự giác, có tinh thần trách nhiệm, thật thà, trung thực, thân thiện, biết hoà
nhập và làm chủ được
bản thân, biết hợp tác và thích ứng hội nhập. Có phong cách và lối sống đẹp,
phù hợp với truyền thống văn hiến Việt Nam.
3. Chỉ tiêu cụ thể (có phụ lục chi tiết kèm theo)
3.1. Đối
với đội ngũ cán bộ, giáo viên
- Hàng năm
đảm bảo đủ biên chế được
giao về đội ngũ giáo viên, nhân viên theo qui định hiện hành.
- Đảm bảo
chuẩn của cán bộ quản lý, 100% tổ trưởng chuyên môn có trình độ từ Đại học.
- 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề
nghiệp, trên 20% có trình độ đào trên chuẩn (thạc sĩ).
- Chất lượng đội ngũ giáo viên được đánh giá xếp loại theo chuẩn
nghề nghiệp đạt Khá, Tốt từ 80% trở lên, không có giáo viên chưa đạt yêu cầu.
- 100% cán
bộ giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo công nghệ thông tin, khai thác hiệu quả các phần mềm phục vụ cho hoạt động
chuyên môn của mình.
- Trên 60% cán
bộ, giáo viên, nhân viên đứng trong hàng ngũ của Đảng.
3.2. Học
sinh
- Qui mô trường lớp:
+ Số lớp: từ 12 đến 16 lớp
+ Số học sinh: từ 450 đến 640 học sinh.
- Chất lượng giáo dục:
+ Đáp ứng được với nhu cầu đòi hỏi của các bậc cha mẹ học sinh trong
quận và thành phố; học sinh không chỉ được học tập kiến thức mà
còn được tham gia các hoạt động ngoại khoá để bổ sung thêm các
kiến thức, kỹ năng mềm, được tham gia các hoạt động giao lưu, hội nhập quốc tế…
+ Học
sinh được rèn luyện, hình thành thói quen về cách học, phương pháp học, tự học một cách chủ động tích cực; học sinh
được giao tiếp tiếng Anh, được sử dụng các ứng dụng công nghệ
thông tin phục vụ học tập.
+ Trên 80% học sinh được xếp loại văn hoá Khá, Giỏi
+ Thi đỗ vào các trường THPT Công lập trên địa bàn trên
76%.
+ Trên 99% học sinh được xếp loại đạo đức Khá, Tốt
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản
cần thiết nhất, có khả năng giao tiếp, hội nhập và thích ứng
+ Tích cực
tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện…
3.3. Cơ sở vật chất
- Củng cố và tăng cường
cơ sở vật chất, sửa chữa nâng cấp và xây mới hệ thống phòng học, phòng bộ môn,
phòng học chức năng
- Tăng cường mua sắm thêm
các thiết bị đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hoá, đồng bộ
và hiện đại.
- Xây dựng môi trường
sư phạm trong sạch lành mạnh đảm bảo “Xanh - Sạch - Đẹp - An
toàn – Thân thiện – Hấp dẫn”.
IV.
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
1. Xây
dựng củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên
Làm tốt công tác qui hoạch đội ngũ, nhất là đội
ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ kế cận, phân công sắp xếp đúng người, rõ việc,
rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả, đúng năng lực sở trường
từng cỏ nhân trong các lĩnh vực công tác. Tập trung ưu
tiên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ.
Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
khá giỏi, có trình độ Ngoại ngữ và Tin học, có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào đổi mới dạy học, giáo dục và quản lý giáo dục.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên là một tập
thể đoàn kết, có tinh thần hợp tác, năng động, sáng tạo, thân thiện, có phong
cách sư phạm mẫu mực, có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt, có
tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Người phụ trách: Ban chi
uỷ, Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn.
2. Nâng
cao chất lượng
giáo dục học sinh
Chú trọng công tác giáo dục học sinh toàn diện,
quan tâm, đổi mới hơn nữa công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống,
giáo dục kỹ năng sống. Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo
dục trải nghiệm hướng nghiệp, chương
trình ngoại khoá, sinh hoạt tập thể và hoạt động giao lưu
theo định hướng hội nhập.
- Đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực, phát
huy tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của người
học, phát huy tối đa năng lực từng cá nhân học sinh, đổi mới cách đánh giá học
sinh cho phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với nội dung chương trình và đối tượng học sinh.
Người phụ trách: Ban giám
hiệu, tổng phụt trác, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn.
3. Tăng
cường
cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Củng cố và tăng cường
cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại, thiết thực hiệu
quả đảm bảo tính khoa học.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, kế toán, nhân viên thiết bị, ban cơ sở vật chất.
4. Ứng
dụng công nghệ thông tin, bồi dưỡng tăng cường học ngoại ngữ
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục, đặc biệt là ứng
dụng công
nghệ thông tin trong đổi mới dạy học, trong
quản lý giáo dục, trong kế toán thống kê, quản lý tài chính, tài sản và trong
quản lý thư viện, thiết bị dạy học.
Liên kết giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn, bồi
dưỡng tiếng Anh cho cán bộ giáo viên, động viên giáo viên tự
học tiếng Anh, vận động khuyến khích tất cả cán bộ giáo viên khi tham gia hội
thảo, báo cáo chuyên đề đều phải sử dụng máy tính, máy chiếu, ứng dụng hiệu quả
công nghệ
thông tin và giao tiếp tiếng Anh.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, tổ công nghệ thông tin,
tổ trưởng tổ tổng hợp.
5. Huy
động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục
Tập trung xây dựng nhà trường
theo tiêu chuẩn “Nhà trường văn hóa -Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch” hướng tới xây dựng “ Ngôi trường hạnh phúc”; thực hiện
tốt dân chủ trong nhà trường; nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho cán bộ giáo viên, nhân viên.
Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động
mọi nguồn lực của các tổ chức xã hội, của doanh nghiệp, của cá nhân tham gia
vào xây dựng và phát triển nhà trường.
Thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, phân bổ
sử dụng các nguồn ngân sách, ngoài ngân sách, nguồn từ cha mẹ học sinh, các
nguồn hỗ trợ một cách hợp lý cho các hoạt động giáo dục.
Khai thác triệt để, hiệu quả nguồn lực vật chất
bao gồm khuôn viên nhà trường, hệ thống phòng học, phòng làm việc,
hệ thống phòng thực hành thí nghiệm, phòng học chức năng, hệ thống trang thiết
bị dạy học v.v…
Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ chức công đoàn,
đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Ban đại điện cha mẹ học sinh, kế toán.
6. Xây
dựng thương
hiệu, uy tín của nhà trường
Xây dựng, củng cố
và khẳng định uy tín của nhà trường trong ngành giáo dục đào tạo Hà Nội và xã hội về chất lượng giáo dục và đào tạo, về nếp dạy học và giáo dục của
thầy và trò.
Xác lập tín nhiệm, thương
hiệu đối với từng cá nhân trong đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh
và cha mẹ học sinh.
Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, quảng
bá, phát huy truyền thống nhà trường, khơi dậy và phát
huy tinh thần trách nhiệm của các thành viên đối với tập thể trong quá trình
xây dựng thương hiệu của nhà trường.
Người phụ trách: Ban giám
hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
V. TỔ
CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KHCL, THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Phổ
biến kế hoạch chiến lược.
Tuyên truyền và xác lập nhận thức tầm quan
trọng của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn 2020 - 2025.
Phổ biến rộng rãi kế hoạch chiến lược tới toàn thể hội đồng sư
phạm, học sinh, CMHS và các tổ chức xã hội quan tâm tới nhà trường.
2. Tổ
chức điều hành.
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường có trách
nhiệm điều phối, triển khai tới các bộ phận chức năng, các nhóm công tác triển
khai có kế hoạch thực thi các nội dung tiêu chí của kế hoạch chiến lược.
Thực hiện tốt công tác sơ tổng kết, rút ra bài
học kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời kế hoạch trong từng giai đoạn cho phù
hợp với điều kiện thực thi.
3. Lộ
trình thực hiện.
Từ năm 2020 - 2023: Xác lập nề nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa
các hoạt động giáo dục vào nề nếp ổn định; hình thành các tiêu chí cơ bản tạo
nên một Nhà trường có chất lượng giáo dục cao; Duy trì
trường Chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Từ năm 2023 - 2025: Hoàn thiện việc đầu tư cải
tạo tổng thể nhà trường theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa và hiện đại, tổ chức khai
thác triệt để, hiệu quả. Xác lập, khẳng định uy tín và thương
hiệu của nhà trường là một điểm sáng của giáo dục Thanh Xuân có chất lượng
giáo dục toàn diện cao đáp ứng được những yêu cầu đòi
hỏi của xã hội.
4. Trách
nhiệm của Hiệu trưởng
Tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện kế hoạch
chiến lược phát triển Nhà trường tới tất cả các đối
tượng trong phạm vi liên quan của kế hoạch.
Thành lập các ban, tiểu ban, các bộ phận công
tác chức năng. Đặc biệt là ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch.
5. Trách
nhiệm của Phó hiệu trưởng
Thực hiện các nội dung công tác được phân công, giúp Hiệu trưởng
tổ chức triển khai thực hiện từng nội dung cụ thể, kiểm tra đánh giá, đề xuất
tham mu các giải pháp thực hiện kể cả điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp điều
kiện trong từng giai đoạn.
6. Đối với các tổ chức đoàn thể
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ
giáo viên, nhân viên và học sinh hăng hái thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ
chính trị cơ bản trong từng năm học. Làm tốt công tác tham mưu, đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Củng cố, xây dựng khối đoàn kết, vận động tuyên
truyền cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ
cương - Tình thương - Trách nhiệm”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; phong trào “Xây dựng
trường học hạnh phúc”
Giúp Ban giám hiệu làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục.
7. Đối
với hệ thống tổ trưởng chuyên môn
Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ công tác,
phân công trách nhiệm cho từng thành viên; tổ chức học tập nội qui, qui chế, kỷ
luật lao động.
Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trong đơn
vị tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nội dung công tác của các thành
viên.
Theo dõi, giám sát, tìm ra những nguyên nhân
không thực hiện được kế hoạch chiến lược
đồng thời đề xuất các giải pháp thực thi.
8. Đối với toàn thể đội ngũ thầy cô giáo, cán
bộ, nhân viên.
Lập kế hoạch
thực hiện kế hoạch chiến lược
theo các nội dung công tác liên quan trực tiếp đến công việc của mỗi thành
viên.
Lập kế hoạch
bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trình độ công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ đang đảm nhận và trình độ tiếng Anh đáp ứng hội nhập.
Thực hiện
chế độ báo cáo thực hiện kế hoạch theo tháng, kỳ, năm
9. Đối với đội ngũ học sinh và CMHS.
Thực hiện nghiêm nề nếp kỷ cương; thực hiện tốt các nội dung công tác từng tuần, tháng,
kỳ, năm dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và của
tổ chức Đoàn, Đội thiếu niên.
Tăng cường hoạt động tự quản,
hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Chú ý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
Đẩy mạnh hoạt động Ban đại diện CMHS trong tất
cả các ban chi hội, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong và ngoài nhà trường.
PHÊ DUYỆT
CỦA PHÒNG
GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN
|
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị
Phương Anh
|